Nếu các bạn vẫn chưa ngán đề tài ẩm thực thì hôm nay vợ chồng mình xin phép giới thiệu 1 gameshow về ẩm thực do Úc sản xuất mà tụi mình mới xem xong ^^. Có vẻ đây không phải là 1 chương trình mới ra nhưng tụi mình mới khám phá ra nên cứ xem là mới vậy. Các bạn cùng theo dõi review bên dưới nhe.
Những nhà hàng tham dự:
- Chủ đề món Việt Nam: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Dandelion ở Melbourne. Bếp trưởng: Geoff Lindsay, ông đã giành được 42 giải Chef’s Hat.
- Chủ đề món châu Phi: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Africola ở Adelaide. Bếp trưởng: Duncan Welgemoed, nhà hàng mở được 2 năm, đã giành giải nhà hàng tốt nhất ở miền Nam nước Úc.
- Chủ đề món Thổ Nhĩ Kỳ: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Anason ở Sydney. Bếp trưởng: Somer Sivrioglu, đây là 1 nhà hàng mới mở, được đánh giá khá cao.
- Chủ đề món Ý: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Osteria Oggi ở Adelaide. Bếp trưởng: Andrew Davies, nhà hàng mới mở 1 năm nhưng được đánh giá là 1 trong những nhà hàng mới tốt nhất ở Úc.
- Chủ đề món Hoa: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng China Doll ở Sydney. Bếp trưởng: Frank Shek, là 1 trong những nhà hàng Hoa nổi tiếng nhất ở Úc, đạt giải Chef’s Hat trong nhiều năm.
- Chủ đề món Hy Lạp: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Alpha ở Sydney. Bếp trưởng: Peter Conistis, là người tiên phong trong ẩm thực Hy Lạp hiện đại ở Úc.
Thời lượng
30 tập chia làm 6 chủ đề tương ứng với 6 nền ẩm thực trên Thế giới. Mỗi chủ đề sẽ có 5 tập.
Giới thiệu về luật chơi:
Như thành phần tham dự thì các thí sinh, nhà hàng tham dự đều ở nước Úc. Đến với gamshow này, bạn sẽ chứng kiến cuộc đối đầu giữa những đầu bếp tại gia với đội ngũ đầu bếp đến từ các nhà hàng ở Úc. Chủ đề mỗi tuần là nền ẩm thực của 1 nước nào đó trên thế giới, được chia thành 5 tập cho mỗi chủ đề. Trong đó 4 tập đầu là thi đấu, tập cuối cùng là giới thiệu về nhà hàng tham dự.
Đọc đến đây, nhiều bạn sẽ thấy đây là 1 cuộc thi không cân sức, đầu bếp nghiệp dư thi đấu với những đầu bếp chuyên nghiệp, đến từ các nhà hàng nổi tiếng trên nước Úc, có cửa thắng không? Vậy mà những điều bất ngờ luôn xảy ra do cách chấm điểm, luật chơi để đảm bảo mọi thứ có thể khách quan và công bằng hơn với thí sinh tham dự.
Cụ thể sẽ có 4 người chơi với niềm đam mê về nền ẩm thực chủ đề của tuần đó, được lựa chọn từ các đầu bếp tại gia trên khắp nước Úc. Đối đầu với họ cũng là 4 đầu bếp đến từ 1 nhà hàng chuyên về ẩm thực của tuần đó. Lần lượt sẽ là đầu bếp tập sự, bếp trưởng bộ phận, bếp phó và vòng đối đầu cuối cùng sẽ là cuộc đối đầu giữa đầu bếp tại gia giỏi nhất và bếp trưởng của nhà hàng. Ở mỗi tập giám khảo sẽ bình chọn ra món ngon nhất và món dở nhất, tất nhiên người có món ngon nhất sẽ giành được cúp của chương trình và người có món dở nhất sẽ phải ra về.
Chuyện gì xảy ra nếu đầu bếp nhà hàng là người có món ngon nhất hoặc dở nhất? Nếu đầu bếp đó có món ngon nhất tất nhiên là mang lại vinh quang cho nhà hàng, nhưng người đó không được nhận cúp (cúp chỉ dành cho thí sinh tham dự có món ngon nhất), còn nếu chẳng may món đó dở nhất thì tập đó không có thí sinh nào phải ra về.
Mỗi tập, giám khảo sẽ lựa chọn 1 món đặc sản của mỗi nước làm đề bài, mọi người dựa vào đó để chế biến theo cách của mình, có thể truyền thống, có thể phá cách… miễn đảm bảo tính “nhận diện” món ăn và hương vị. Đi kèm với đó là việc chấm điểm “mù”, nghĩa là ngay sau khi công bố món ăn thi đấu, 1 trong 3 giám khảo sẽ quyết định ai là người chấm chính cho vòng đó, vị giám khảo được lựa chọn sẽ vào phòng riêng, không được chứng kiến quá trình nấu, không hề biết mỗi thí sinh lựa chọn nguyên liệu gì, nấu món nào, dĩa đó thuộc về ai… Tất cả đánh giá chỉ dựa trên hương vị, cách trình bày… được đặt trên bàn sau khi đã hoàn thành.
Danh sách ban giám khảo:
Dan Hong: đầu bếp gốc Việt.
Melissa Leong: nhà phê bình ẩm thực. Chị này có làm MC một số chương trình ở Úc, xuất bản sách và sắp tới là giám khảo cho cuộc thi Masterchef Úc.
Mark Olive: cũng là 1 đầu bếp ở Úc. Anh này thì mình chịu, không có nhiều thông tin tham khảo.
Cảm nghĩ về gameshow:
Để giữ sự hồi hộp và kịch tính của cuộc thi, ở review này mình sẽ không hé lộ kết quả người thắng ở mỗi chủ đề cũng như việc người đó có chiến thắng vị bếp trưởng ở mỗi chủ đề hay không? Nghe đến đây chắc nhiều bạn không tin nổi, đầu bếp tại gia cũng có cửa thắng đầu bếp chuyên nghiệp, lại là bếp trưởng những nhà hàng nổi tiếng? Điều này thực sự xảy ra ở gameshow này, bạn nên đón xem thử, không biết có bất ngờ như vợ chồng mình không?
Chương trình có nội dung khá hấp dẫn, sáng tạo và lạ, cung cấp kiến thức về nhiều nền ẩm thực trên Thế giới. Cách quay phim, ánh sáng cho món ăn ổn, nhìn rất hấp dẫn, ngon mắt. Một số tập mình thấy kết quả hơi bị miễn cưỡng nhưng không chắc vì tụi mình không phải đầu bếp chuyên nghiệp, cũng chẳng phải người trực tiếp nếm món ăn nhưng cách sắp xếp của chương trình đôi khi làm người xem bị ức chế. Trong các phần thi của những đầu bếp đến từ các nhà hàng và những vị bếp trưởng của các nhà hàng mình có vài nhận xét như sau:
- Bếp trưởng Geoff Lindsay chuyên món Việt: anh này điềm tĩnh, dễ thương thật sự, cả cuộc thi xem các đầu bếp của mình nấu như 1 cuộc chơi thôi, không tranh chấp nhiều, không hơn thua, thậm chí thấy thí sinh khó khăn còn nhảy xuống giúp. Kiến thức về món ăn và ẩm thực Việt tốt, người nước ngoài mà có sự tìm hiểu rất sâu rộng về ẩm thực của nước mình.
- Bếp trưởng Duncan Welgemoed & Andrew Davies: 2 anh này cũng là 1 trong những người mình thấy vui vẻ và chơi fair-play, không cay cú, hài hước.
- Bếp trưởng Somer Sivrioglu: ông này nặng tính ăn thua, quyết đi ganh đua với đầu bếp tại gia để mang vinh quang về cho nhà hàng???
- Bếp trưởng Frank Shek: anh này có vẻ dễ tính với nhân viên, vui vẻ, nhưng việc đó có vẻ gây tác dụng phụ là nhân viên được training chưa tốt, nhà hàng Hoa mà nấu cơm, làm dimsum tệ? Kỹ năng của anh này thì tốt nhưng nhân viên phải coi lại.
- Bếp trưởng Peter Conistis: ông này là người “phản diện” nhất trong show này. Một người vừa sân si, chơi xấu, ăn thua toàn diện. Mình thấy tâm lý muốn chiến thắng là 1 điều rất bình thường nhưng việc thắng đầu bếp nghiệp dư có giúp nhà hàng anh toả sáng hơn? mang lại tiếng tăm cho nhà hàng hơn? Ganh đua từng chút một, không tin tưởng nhân viên của mình, không tuân thủ luật chơi của chương trình, cứ đứng sau lưng nhắc bài cho nhân viên, theo dõi từng chút một, thậm chí có tập nhảy xuống thiếu điều cầm tay anh đầu bếp để nấu, giám khảo Dan Hong phải chạy tới để ngăn lại và mời về chỗ ngồi :))))
Đối với các chủ đề của chương trình, tụi mình tự nhận là chỉ hiểu biết về ẩm thực Việt Nam, Ý, Hoa và Thổ Nhĩ Kỳ (biết chút chút). Hi Lạp và món Phi là 2 chủ đề tụi mình hoàn toàn mù tịt. Sau khi xem xong các tập tụi mình có 1 vài nhận xét như sau:
- Một số món ăn được chọn để làm đề bài chưa hợp lý lắm (cảm nhận riêng của tụi mình). Ví dụ những món cần rất nhiều thời gian để hầm, nấu như Phở của Việt Nam và 1 vài món khác mình thấy trong chương trình mà không nhớ. Họ chỉ cho khoảng 2 -> 3 tiếng thực sự không đủ để làm nên 1 món ăn ngon, bắt buộc thí sinh phải dùng nồi áp suất, dùng các phương thức khác để thay thế. Đối với mình nấu món ăn như vậy là cưỡng ép và chắc chắn không thể tạo được 1 món ngon thật sự từ xương, thịt, tuỷ được nấu liêu riêu, được hầm trong nhiều giờ để ra nước ngọt thật sự. Trong khi mỗi nước có rất nhiều món đặc sản, có cần thiết phải chọn 1 món ăn bó buộc thời gian như vậy không?
- Món ăn 1 số nước khác mình không phải dân bản địa nên không có ý kiến, riêng món Việt Nam, một số kiến thức về món Việt trong truyền thống, có vẻ giám khảo nói chưa đúng lắm, hoặc chỉ đúng với hiện tại thôi.
- Mình rất tán thành việc chấm điểm “mù” nhưng phải chăng việc giao phó phần chấm điểm vào tay 1 người phần nào lại khiến kết quả bị lệch về hướng chủ quan quá. Mỗi người là mỗi khẩu vị, mỗi sở thích, chắc chắn sẽ xảy ra việc tranh cãi, nhưng việc tranh cãi giúp kết quả công bằng nhất có thể. Một chương trình có đến 3 giám khảo nhưng cuối cùng người quyết định mỗi vòng lại chỉ có 1 người, ngay cả vòng chung kết của mỗi chủ đề.
- Cúp của chương trình làm cách điệu cũng hay hay, nhưng cúp cho vòng nào cũng giống vòng nào, đâm ra thấy nhàm và người chiến thắng ở vòng cuối cũng nhận cúp y chang đâm ra không còn gì đặc biệt nữa. Mình nghĩ chương trình nên sáng tạo thêm 1 chiếc cúp cho vòng cuối để vinh danh người thắng cuộc.
Cám ơn mọi người đã đọc bài viết. Hẹn gặp mọi người ở bài viết sau.
Usagi
*Ảnh từ internet
Aviator Spribe играть на Mac
Добро пожаловать в захватывающий мир авиаторов! Aviator – это увлекательная игра, которая позволит вам окунуться в атмосферу боевых действий на небе. Необычные графика и захватывающий сюжет сделают ваше путешествие по воздуху неповторимым.
Авиатор Спрайб играть демо
generic zithromax over the counter generic zithromax 500mg zithromax 500 mg lowest price online
Hi to every body, it’s my first pay a quick visit of this website; this blog includes awesome and really excellent information for readers.
Цинк + Магний + B6 ZN+MG+B6 Витаминно-минеральный комплекс
https://amoxilall.com/# amoxicillin buy online canada
otc cialis 2019
https://zithromaxall.shop/# how to get zithromax
metformin no prescription
how much is tadalafil cost
buying cheap clomid how to get clomid without a prescription order clomid without dr prescription
http://zithromaxall.shop/# zithromax online no prescription
amoxicillin 500mg buy online canada amoxicillin 500mg no prescription buy amoxicillin 500mg
http://prednisoneall.shop/# prednisone nz
https://amoxilall.com/# amoxicillin 500
azithromycin 250 mg tablet buy
http://amoxilall.com/# amoxicillin 500 mg capsule
can i buy prednisone over the counter in usa: buy 40 mg prednisone – prednisone oral
http://amoxilall.shop/# can we buy amoxcillin 500mg on ebay without prescription
prednisone price australia prednisone 200 mg tablets prednisone price canada
prednisone 20mg tab price prednisone 10 mg tablet prednisone without prescription
order augmentin 375mg sale – generic amoxiclav cipro 1000mg for sale