Hàn Quốc thời Triều Tiên Vương quốc (1392-1897) không như Việt Nam và Trung Quốc. Vua Hàn Quốc chỉ xưng là Vương, Trung Quốc xưng là Đế, Việt Nam mình thì đối ngoại với Trung Quốc vẫn xưng Vương nhưng đối nội thì xưng Đế. Bài này mình tổng hợp một số chức danh và có sự so sánh các chức danh tương ứng ở Việt Nam và Hàn Quốc theo sắp xếp Việt Nam/ Hàn Quốc:
Hoàng đế/ Quốc vương.
Hoàng hậu/ Vương phi: khi Vương phi qua đời mới truy phong Vương hậu.
Hoàng nữ/ Vương nữ: khi trưởng thành thì Hoàng nữ được phong là Công Chúa còn Vương nữ thì phong Công Chúa hoặc Ông Chúa.
Hoàng tử/ Vương tử: Hoàng tử khi trưởng thành ở Việt Nam đa số sẽ được phong Vương (vì cha là Đế rồi). Còn Vương Tử được phong là Đại Quân hoặc Quân.
Hoàng Thái Hậu/ Vương Đại Phi: mẹ của nhà vua đang cai trị. Ở Hàn Quốc phân biệt rõ rệt chính thất và thiếp nên chỉ có người từng làm Vương Phi mới được tôn làm Vương Đại Phi nhưng ở Việt Nam hoàng đế ngoài vợ chính của cha mình (đích mẫu) còn tôn thêm luôn mẹ ruột mình (thân mẫu) làm thái hậu mà không có vấn đề gì.
Thái Hoàng Thái Hậu/ Đại Vương Đại Phi: Tương tự vậy nhưng là bà nội hoặc bà cố của vị vua đang cai trị Hậu cung. Việt Nam đứng đầu là Hoàng hậu tiếp theo là các Phi, Tần,…. mỗi một thời kỳ các chức danh có thể thay đổi thêm bớt nhưng nhìn chung là Hoàng hậu rồi đến Phi, Tần…. Hàn Quốc thì gọi hậu cung là Nội Mệnh phụ đứng đầu là Vương phi rồi đến Tần, Quý Nhân,… cuối cùng là Thục Viên.
Thời Lê Hoàng Trịnh Vương (Vua Lê – Chúa Trịnh)
Đặc biệt ở Việt Nam còn có 1 thời kỳ lịch sử đặc biệt là vua Lê chúa Trịnh. Vua Lê chúa Trịnh là cách gọi dân gian còn trong văn bản chính thức là Lê Hoàng Trịnh Vương. Vua Lê là Hoàng Đế, gọi là Bệ Hạ, Hoàng Thượng, Thánh Thượng… thời Lê Trung Hưng thấy hay xài Thánh Thượng hơn. Khi muốn nói với vua thường như sau: Tâu Thánh Thượng…. Thánh Thượng vạn tuế vạn vạn tuế…
Chúa Trịnh “được” phong tước Vương, gọi là Chúa Thượng, Vương Thượng, Đức Bề Trên.. Khi muốn nói với chúa thường như sau: Khải Chúa Thượng…. Chúa Thượng thiên tuế thiên thiên tuế. Vào cuối thời Nguyễn, khi nước ta đã bị thực dân Pháp đô hộ thì hoàng quyền của nhà vua đã suy yếu nên cách gọi vua cũng ko như trước nữa: gọi là Ngài Ngự (đậm chất Huế) nghe có vẻ kém sang hơn. Các bạn hay nghe những từ như chuối ngự, đậu ngự là từ cách gọi này ra. Đó là những loại chuối hay đậu dùng để tiến cống cho nhà vua. Sau này cuối thời Bảo Đại Đế gọi vua là Đức Ông nghe còn thê thảm hơn
Về chức danh trong hoàng tộc/ hoàng gia thì như mình đã nói ở trên. Còn chức danh trong Vương tộc thì tuy cùng tước Vương nhưng chúa Trịnh có khác với vua Triều Tiên một chút.
Con trai, con gái chúa vẫn gọi là Vương tử, Vương nữ. Vương tử khi trưởng thành thường được phong tước Quận Công, Quốc Công. Vương tử nào được chỉ định làm người thừa kế ngôi chúa thì vẫn gọi là Vương thế tử. Vương nữ khi trưởng thành lúc đầu được phong Quận Chúa nhưng về các đời chúa Trịnh sau khi càng ngày càng lấn ép vua Lê hơn thì phong là Công Chúa ngang với con gái nhà vua luôn.
Chính thất của chúa Trịnh là Vương Phi luôn.
Vd: Đặng Thị Huệ là vợ chúa Trịnh Sâm có hiệu là Tuyên Phi. Nhiều người nghĩ là thiếp thất nhưng thực ra là chính thê nha các bạn, vợ chúa tước là Phi.
Mẹ của chúa Trịnh thì gọi là Vương Thái Phi/ Thái Phi. Đây cũng là điểm khác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hàn Quốc họ không dám dùng từ Thái vì từ này vốn là cho Hoàng tộc còn họ là Vương tộc nên không dám dùng. Riêng chúa Trịnh của VN mình thì chơi tuốt (không coi vua Lê ra gì). Ngoài ra thời Lê Trung Hưng (vua Lê chúa Trịnh) còn có 1 điểm đặc biệt là tất cả các hoàng hậu vợ vua Lê luôn luôn là con gái nhà chúa Trịnh, điều này thể hiện sự chuyên quyền kiểm soát nhà vua của nhà chúa.
Về trang phục thì nói ra sẽ rất dài và có nhiều tranh cãi cần nghiên cứu sâu. Ở đây nói sơ về triều phục và cổn miện (lễ phục)
Vua Việt Nam: Hoàng đế thiết triều sử dụng long bào màu vàng, rồng 5 móng, đội mão xung thiên. Cổn miện màu đen chủ đạo có 12 chương, miện có 12 lưu. Tuy nhiên thời Lê Trung Hưng do để làm giảm bớt uy quyền của vua Lê nên chúa Trịnh đã bỏ trang phục cổn miện này của nhà vua, sau này thời nhà Nguyễn mới khôi phục lại.
Vua Hàn Quốc: Quốc vương thiết triều dùng long bào màu đỏ (sau là đỏ đậm), rồng 5 móng, đội mão xung thiên. Cổn miện màu đen chủ đạo có 9 chương, miện có 9 lưu
Chúa Trịnh: lúc đầu thì dùng áo bào màu đỏ, bổ tử hình kỳ lân, đội mũ cánh chuồn. Sau đổi thành long bào màu đỏ, rồng 4 móng, đội mão xung thiên. Cuối cùng là đổi sang long bào màu tía không xài màu đỏ nữa để tạo sự khác biệt với các quan, rồng 5 móng, đội mão xung thiên. Xét ra thì y chang vua Lê chỉ khác mỗi long bào màu vàng còn chúa Trịnh dùng long bào màu tía.
Kuma
(Còn tiếp)
*Ảnh từ internet và các trang cổ phong trên Fb (có credit trên hình)
ivermectin cost in usa: Ivermectin Pharm – Ivermectin Pharm
Thanks for discussing the issues and covering them in a well written format.