Tụi mình hay coi phim cổ trang Hàn Quốc lắm vì có sự chỉnh chu về trang phục, cách xưng hô, khá bám sử sách nữa. Về vấn đề dịch thuật thì vẫn còn ít các bản phim của các nhóm dịch thuật có sự đầu tư, tìm hiểu và chính xác. Sau này thì càng lúc càng đỡ rồi, mình thấy có vài nhóm dịch có sự tìm hiểu nên dịch cũng ngày càng chính xác hơn (cũng vẫn còn lỗi nhưng mình thấy là nhỏ thôi).
Hôm nay tụi mình làm bài tổng hợp trước là để lưu lại cho bản thân, cho những ai đang quan tâm tìm hiểu và cho những bạn dịch có tư liệu để tham khảo. Mọi người cùng lướt xem thử nhe.
Lịch sử Hàn Quốc cũng như Việt Nam trải qua khá nhiều triều đại do các dòng họ khác nhau nắm giữ. Bản thân Việt Nam hay Hàn Quốc khi xưa đều phải triều cống và nhận sách phong của Trung Quốc. Theo quan điểm của thuyết Thiên Mệnh Trung Quốc thì vua của họ là Hoàng đế, là Thiên tử thay Trời trị dân; vua của các nước lân bang đều phải dưới vua họ về chức tước.
Vua Trung Quốc là Hoàng đế thì vua các nước lân bang chỉ là Quốc vương, Quận vương… Việt Nam tuy vẫn nhận sách phong của Trung Quốc như chức An Nam Quốc vương nhưng bên trong nội trị vẫn âm thầm xưng hoàng đế, Hàn Quốc thì họ nhận sách phong Triều Tiên Quốc vương và thực thi đúng như vậy: nghĩa là vua của Hàn Quốc chỉ ở tước Vương, thấp hơn tước Đế một bậc.
Mình nói rõ để các bạn phân biệt sự khác nhau giữa Đế và Vương. Tuy đều chỉ vị quân chủ đứng đầu đất nước nhưng Đế lớn hơn Vương và có sự khác biệt nhau. Những sự khác biệt đó dẫn tới cách xưng hô với vua cũng như những chức danh trong tông thất của Đế và Vương cũng sẽ khác nhau. Triều đại kéo dài và nổi tiếng nhứt của Hàn Quốc là vương triều Triều Tiên (Joseon) do họ Lý (Lee) cầm quyền với hơn 500 năm thăng trầm (1392-1910). Bản thân thời gian cầm quyền của dòng họ Lý này chia làm 2 giai đoạn:
- Thời kỳ vương quốc (1392-1897): tên nước là Đại Triều Tiên quốc, vua họ Lý xưng Vương, thần phục nhà Minh, sau là nhà Thanh. Đây là thời kỳ chủ yếu của triều đại này
- Thời kỳ đế quốc (1897-1910): tên nước là Đại Hàn Đế quốc, vua họ Lý xưng Đế. Thời kỳ này chỉ kéo dài ngắn ngủi với 2 đời vua trước khi bị Nhật Bản thôn tính.
Thời kỳ Vương quốc (1392 – 1897)
Vương (wang, 왕, 王) chỉ nhà vua, với danh xưng điện hạ (chŏnha, 전하, 殿下). Cách xưng hô sai được xài thời An Đông Kim thị do nhà vua không có quyền lực là mã mã (mama, 마마, 媽媽).
Để ám chỉ các vị vua đời trước, người ta dùng các cách gọi Tiên Đại Vương (sŏndaewang, 선대왕, 先大王) hay Đại vương (taewang, 대왕, 大王). Danh xưng Quốc Vương (kugwang, 국왕, 國王) chỉ được dùng với các công sứ nước ngoài. Quần thần trong triều khi cần nói về nhà vua lúc nhà vua không có mặt thì cần phải trịnh trọng hơn, danh xưng được dùng là Kim Thượng (kŭmsang, 금상, 今上), Chúa Thượng (chusang, 주상, 主上), Thượng Giám (sanggam, 상감, 上監), hay Đại Điện (taejŏn, 대전, 大殿). Khi nhà vua đến một nơi nào đó thường Thái giám sẽ hô: Chúa Thượng điện hạ giá đáo (chusang chŏnha…)
Vương phi (wangbi, 왕비, 王妃), vợ chính thức của nhà vua, được gọi là mã mã (mama, 마마, 媽媽). Tuy nhiên không được gọi trực tiếp là Vương phi mà phải gọi trung cung điện (chunggungjŏn, 중궁전, 中宮殿) hay phổ biến hơn trung điện (chungjŏn, 중전, 中殿). Các bà vợ vẫn còn hôn ước với nhà vua đến khi qua đời có chung một thụy hiệu gồm tiền tố là hai từ Hanja và hậu tố theo thông lệ là Vương hậu (wanghu, 왕후, 王后). Nếu bị phế truất thì không có tước hiệu mà chỉ được gọi là Phế phi + họ của người đó.
Vd: Vương phi của vua Triều Tiên Thái Tông khi qua đời được truy thụy hiệu là Nguyên Kính Vương hậu gồm 2 từ Hanja là Nguyên Kính và hậu tố là Vương hậu. Khi Vương phi đến một nơi nào đó thường Thái giám sẽ hô: Trung điện nương nương giá đáo (chungjŏn mã mã…)
Thượng vương (sangwang, 상왕, 上王), vua tự nguyện thoái vị nhường ngôi cho con trai mình hoặc đôi khi bị chính con mình ép buộc. Nếu tự nguyện thì họ thường còn nhiều ảnh hưởng và đôi khi đầy quyền lực trong suốt những năm còn lại của cuộc đời. Danh xưng được dùng là điện hạ (chŏnha, 전하, 殿下) hay ít thường xuyên hơn nhưng vẫn còn thông dụng là mã mã.
Thượng vương phi (sangwangbi, 상왕비, 上王妃), vương phi của nhà vua khi nhà vua đó thoái vị nhường ngôi chứ không phải qua đời, thì không được gọi là Vương Đại phi mà gọi là Thượng vương phi, nhưng trong lịch sử vương tước này chưa từng được sử dụng lần nào vì chỉ có một người được tôn vị Thượng vương nhưng lại chưa lập thất đó là Triều Tiên Đoan Tông.
Vương đại phi (wangdaebi, 왕대비, 王大妃) hay gọi tắt Đại phi (taebi, 대비, 大妃), tước vị dành cho Vương phi của tiên vương, vương phi có thể là đích mẫu hoặc sinh mẫu của tân vương, cách xưng hô là mã mã (mama, 마마, 媽媽). Chỉ có chính thất Vương phi mới có thể nhận tước hiệu này, cho dù là Vương tử – con trai của hậu cung kế vị, hậu cung đó cũng không thể được tôn làm Đại phi, mà chỉ thêm mỹ hiệu gồm hai từ vào hậu tố “cung”.
Vd: Thôi Thục tần là hậu cung của Triều Tiên Túc Tông có con trai là Triều Tiên Anh Tổ kế vị chỉ được tôn là Dực Tường Cung, mà không được tôn làm Đại phi. Các bà Đại phi thường nỗ lực tìm mọi cách gây ảnh hưởng đến nhà vua mang lợi ích về cho gia tộc ngoại thích của mình thông qua quyền nhiếp chính của họ, điều này thường xảy ra khi nhà vua còn quá nhỏ không thể tự mình cai trị đất nước hay đơn giản thông qua vai trò người mẹ hoặc ngay cả chỉ là vai trò của một nữ nhân trưởng thượng có quan hệ với nhà vua. Khi Đại phi đến một nơi nào đó thường Thái giám sẽ hô: Đại phi nương nương giá đáo (Taebi mã mã…)
Trường hợp đặc biệt: Trinh Thuần Vương hậu là chính thê của Anh Tổ, đích tổ mẫu (bà nội) của Chính Tổ, nhưng do Anh Tổ là Vua đời thứ 21 và Chính Tổ là Vua đời thứ 22 nên bà vẫn chỉ được tôn là Vương Đại phi.
Thái thượng vương (t’aesangwang, 태상왕, 太上王), một vị vua thoái vị từ bỏ quyền lực trước đời thượng vương. Danh xưng được dùng là điện hạ (chŏnha, 전하, 殿下) hay ít thường xuyên hơn nhưng vẫn còn thông dụng là mã mã.
Đại vương đại phi (taewangdaebi, 대왕대비, 大王大妃), chính thê của tiên Vương trên Vương đại phi một đời, có thể là bà nội (tổ mẫu) hoặc bà cố (tằng tổ mẫu) của nhà vua đang trị vì, cách xưng hô là mã mã.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp là đích mẫu của nhà Vua đang tại vị, vẫn được tôn là Đại Vương đại phi như Nhân Nguyên Vương hậu. Bà là chính thê của Vua Túc Tông đời thứ 19, là đích mẫu của cả Vua Cảnh Tông và Anh Tổ. Đến khi Cảnh Tông lên ngôi Vua (đời thứ 20), ông tôn bà là Vương Đại phi. Sau này Anh Tổ lên làm Vua (đời thứ 21) kế vị anh mình là Vua Cảnh Tông, ông tôn chính thê của Cảnh Tông là Tuyên Ý Vương hậu làm Vương Đại phi, còn Nhân Nguyên Vương hậu, được tôn là Đại Vương đại phi, mặc dù vai vế bà là đích mẫu của ông.
Đại viện quân (大院君 대원군 taewŏn’gun), cha của vua nhưng là người không thể lên ngôi vua vì không phải là người thuộc đời kế vị ngai vàng (các vị vua được vinh danh tại Tông Miếu Vương gia – chongmyo, 종묘, 宗廟 – phải là đời cao nhất của ngôi vị hiện tại được thờ tại đây). Có nhiều trường hợp các vương tử nắm quyền nhiếp chính cho con trai của mình, người cuối cùng làm điều này là nhiếp chính Hưng Tuyên Đại Viện Quân. Nói nôm na nếu nhà vua đang tại vị không có con nối dõi mà có một ông chú khác thì bản thân ông chú đó (thế hệ già hơn) không được nối ngôi mà phải đợi tới đời con của ông ta mới đủ tư cách thừa kế ngai vàng.
Phủ đại phu nhân (pudaebuin, 부대부인, 府大夫人), mẹ của nhà vua có cha không phải là vua, thường là phu nhân của Đại viện quân.
Phủ viện quân (puwŏn’gun, 부원군, 府院君), thân phụ của Vương phi (nhạc phụ của nhà vua).
Phủ phu nhân (pubuin, 부부인, 府夫人), thân mẫu của Vương phi (nhạc mẫu của nhà vua).
Quân (kun, 군, 君), vương tử con trai của nhà vua và thiếp thất thuộc nội mệnh phụ hoặc là con của một vương tử. Danh xưng được dùng là agissi (아기씨) – tiểu vương tử trước khi kết hôn và đại giám (taegam, 대감, 大監) sau khi kết hôn. Địa vị Quân sẽ thấp hơn Đại quân.
Quận phu nhân (kunbuin, 군부인, 郡夫人), vợ của quân.
Đại quân (taegun, 대군, 大君), vương tử con trai của nhà vua và Vương phi. Danh xưng được dùng là agissi (아기씨) – tiểu vương tử – trước khi kết hôn và đại giám (taegam, 대감, 大監) sau khi kết hôn. Tước hiệu của một vương tử không được truyền cho con cái.
Phủ phu nhân (府夫人 부부인 pubuin), vợ của Đại quân.
Nguyên tử (wŏnja, 원자, 元子), con trai trưởng của nhà vua trước khi được tấn phong Vương thế tử, cách xưng hô là mã mã. Nói chung, nguyên tử là con đầu của nhà vua và Vương phi nhưng vẫn có nhiều ngoại lệ khi tước hiệu Nguyên tử được trao cho con trai đầu của nhà vua với thiếp thất, trường hợp đáng chú ý nhất là vào thời vua Túc Tông khi ông phong Lý Quân làm Nguyên tử mặc dù cậu chỉ là con của một thiếp thất thuộc hậu cung mà không phải là con của Vương phi.
Vương thế tử (wangseja, 왕세자, 王世子) người kế vị ngai vàng, con trưởng của nhà vua thường được ưu tiên phong tước vị này so với các đứa con khác nếu hạnh kiểm của anh ta không có vấn đề gì lớn, cách xưng hô đơn giản là thế tử (seja, 世子, 세자) được dùng thường xuyên thay cho tên họ kèm theo danh xưng để hạ (chŏha, 저하, 邸下). Kém trịnh trọng hơn nhưng vẫn được dùng trong ngôn ngữ triều chính là danh xưng đông cung (tonggung, 동궁, 東宮) hay xuân cung (ch’un’gung, 춘궁, 春宮) và cách xưng hô mã mã được sử dụng xen kẽ với danh xưng thế tử mặc dù danh xưng này thường được dùng vô tình bởi những thành viên lớn hơn trong hoàng tộc.
Vương thế tử tần (wangsejabin, 왕세자빈, 王世子嬪), vợ của vương thế tử, hay ngắn gọn hơn thế tử tần (sejabin, 세자빈, 世子嬪), với cách xưng hô manora (마노라) hay manura (마누라). Sau đó, cách gọi mã mã và manora hay manura trở nên không phân biệt rõ ràng vì sự ảnh hưởng của phái An Đông Kim thị, cách xưng hô mã mã cũng được dùng để gọi vương thế tử tần. Cách xưng hô mã mã cũng được dùng để chỉ đại quân, quân, công chúa hay ông chúa là vì cùng lý do như vậy.
Công chúa (kongju, 공주, 公主), con gái của nhà vua với Vương phi, cách xưng hô là agissi (아기씨) – tiểu công chúa – trước khi lập gia đình và chaga (자가) – phu nhân – sau khi lập gia đình.
Ông chúa (ongju, 옹주, 翁主), con gái của nhà vua với thiếp thất thuộc nội mệnh phụ, cách xưng hô là agissi (아기씨) – tiểu ông chúa – trước khi lập gia đình và chaga (자가) – phu nhân – sau khi lập gia đình.
Vương thế đệ (wangseje, 왕세제, 王世弟), em trai của nhà vua, người sẽ được thừa kế ngai vàng nếu nhà vua không có con nối dõi.
Vd: Triều Tiên Anh Tổ được lập làm Vương thế đệ do anh trai là Triều Tiên Cảnh Tông không có con nối dõi.
Vương thế tôn (wangseson, 왕세손, 王世孫), con trai của vương thế tử và vương thế tử tần và là cháu đích tôn của nhà vua, cách xưng hô là cáp hạ (hapha, 합하, 閤下).
Vd: Triều Tiên Chính Tổ được lập làm Vương thế tôn thừa kế ông nội mình là Triều Tiên Anh Tổ.
Thời kỳ Đế quốc (1897-1910)
Hoàng đế (hwangje, 황제, 皇帝), nhà vua, cách xưng hô là bệ hạ (pyeha, 폐하, 陛下).
Hoàng hậu (hwanghu, 황후, 皇后), chánh thất của hoàng đế.
Hoàng thái hậu (hwangt’aehu, 황태후, 皇太后), vợ góa của vua cha.
Thái hoàng thái hậu (t’aehwangt’aehu, 태황태후, 太皇太后), bà của nhà vua.
Hoàng thái tử (hwangt’aeja, 황태자, 皇太子), người kế vị ngai vàng, con trai cả của hoàng đế, cách xưng hô là điện hạ.
Hoàng thái tử phi (hwangt’aejabi, 황태자비, 皇太子妃), vợ chính thức của hoàng thái tử.
Thân vương (ch’inwang, 친왕, 親王), hoàng tử, con trai hoàng đế.
Thân vương phi (ch’inwangbi, 親王妃 친왕비), vợ của thân vương.
Công chúa (kongju, 공주, 公主) , con gái của hoàng đế với hoàng hậu.
Ông chúa (ongju, 옹주, 翁主), con gái của hoàng đế với phi tần.
Bài viết đến đây cũng khá dài rồi, mình tạm khép lại phần 1 ở đây. Rất cám ơn bạn nào đã kiên nhẫn đọc đến cuối cùng. Hẹn gặp các bạn sớm ở phần 2 của chủ đề này.
Kuma
(Còn tiếp)
*Ảnh từ internet
An outstanding share! I have just forwarded this onto a coworker who had been conducting a little
research on this. And he actually bought me breakfast simply because I found it for him…
lol. So let me reword this…. Thank YOU for the meal!! But
yeah, thanx for spending some time to discuss this matter here on your web site.
Whats up very nice website!! Man .. Beautiful .. Superb .. I’ll bookmark your blog and take the feeds also…I am glad to search out so many useful information here in the submit, we need develop more techniques in this regard, thank you for sharing.
singulair uk cost avlosulfon avlosulfon 100mg usa
This design is steller! You certainly know how to keep a
reader entertained. Between your wit and your videos, I was almost
moved to start my own blog (well, almost…HaHa!) Fantastic job.
I really loved what you had to say, and more than that, how you presented it.
Too cool!
http://prednisonepills.pro/# where to buy prednisone in canada
https://ciproantibiotic.pro/# buy cipro
köpek zehri nasıl kullanılır?
Hi, just required you to know I he added your site to my Google bookmarks due to your layout. But seriously, I believe your internet site has 1 in the freshest theme I??ve came across. Website Giriş için Tıklayin. casibom
Thank you great post. Hello Administ . Website Giriş için Tıklayin. onwin
I’ve recently started a website, the info you offer on this website has helped me greatly. Thanks for all of your time & work.
I haven’t checked in here for a while because I thought it was getting boring, but the last several posts are great quality so I guess I will add you back to my everyday bloglist. You deserve it my friend 🙂
After all, what a great site and informative posts, I will upload inbound link – bookmark this web site? Regards, Reader. Website Giriş için Tıklayin. casibom
How? Amazingness will change how you approach life and also make everyday an adventure.
п»їcytotec pills online: cytotec pills buy online – buy cytotec online fast delivery
Much less job, more enjoyable is what I’m everything about.
https://cytotecpills.pro/# buy cytotec
albuterol 100 mcg pills pyridium 200 mg canada phenazopyridine 200mg without prescription
This article will help the internet users for setting
up new webpage or even a blog from start to end.
baricitinib pill order atorvastatin 20mg generic order atorvastatin 20mg pill
It’s important that you take a look at all the choices available when you desire to succeed in something.