Nếu các bạn vẫn chưa ngán đề tài ẩm thực thì hôm nay vợ chồng mình xin phép giới thiệu 1 gameshow về ẩm thực do Úc sản xuất mà tụi mình mới xem xong ^^. Có vẻ đây không phải là 1 chương trình mới ra nhưng tụi mình mới khám phá ra nên cứ xem là mới vậy. Các bạn cùng theo dõi review bên dưới nhe.

Những nhà hàng tham dự:

  1. Chủ đề món Việt Nam: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Dandelion ở Melbourne. Bếp trưởng: Geoff Lindsay, ông đã giành được 42 giải Chef’s Hat.
  2. Chủ đề món châu Phi: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Africola ở Adelaide. Bếp trưởng: Duncan Welgemoed, nhà hàng mở được 2 năm, đã giành giải nhà hàng tốt nhất ở miền Nam nước Úc.
  3. Chủ đề món Thổ Nhĩ Kỳ: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Anason ở Sydney. Bếp trưởng: Somer Sivrioglu, đây là 1 nhà hàng mới mở, được đánh giá khá cao.
  4. Chủ đề món Ý: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Osteria Oggi ở Adelaide. Bếp trưởng: Andrew Davies, nhà hàng mới mở 1 năm nhưng được đánh giá là 1 trong những nhà hàng mới tốt nhất ở Úc.
  5. Chủ đề món Hoa: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng China Doll ở Sydney. Bếp trưởng: Frank Shek, là 1 trong những nhà hàng Hoa nổi tiếng nhất ở Úc, đạt giải Chef’s Hat trong nhiều năm.
  6. Chủ đề món Hy Lạp: đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng Alpha ở Sydney. Bếp trưởng: Peter Conistis, là người tiên phong trong ẩm thực Hy Lạp hiện đại ở Úc.

Thời lượng

30 tập chia làm 6 chủ đề tương ứng với 6 nền ẩm thực trên Thế giới. Mỗi chủ đề sẽ có 5 tập.

Giới thiệu về luật chơi:

Như thành phần tham dự thì các thí sinh, nhà hàng tham dự đều ở nước Úc. Đến với gamshow này, bạn sẽ chứng kiến cuộc đối đầu giữa những đầu bếp tại gia với đội ngũ đầu bếp đến từ các nhà hàng ở Úc. Chủ đề mỗi tuần là nền ẩm thực của 1 nước nào đó trên thế giới, được chia thành 5 tập cho mỗi chủ đề. Trong đó 4 tập đầu là thi đấu, tập cuối cùng là giới thiệu về nhà hàng tham dự.

Đọc đến đây, nhiều bạn sẽ thấy đây là 1 cuộc thi không cân sức, đầu bếp nghiệp dư thi đấu với những đầu bếp chuyên nghiệp, đến từ các nhà hàng nổi tiếng trên nước Úc, có cửa thắng không? Vậy mà những điều bất ngờ luôn xảy ra do cách chấm điểm, luật chơi để đảm bảo mọi thứ có thể khách quan và công bằng hơn với thí sinh tham dự.

Cụ thể sẽ có 4 người chơi với niềm đam mê về nền ẩm thực chủ đề của tuần đó, được lựa chọn từ các đầu bếp tại gia trên khắp nước Úc. Đối đầu với họ cũng là 4 đầu bếp đến từ 1 nhà hàng chuyên về ẩm thực của tuần đó. Lần lượt sẽ là đầu bếp tập sự, bếp trưởng bộ phận, bếp phó và vòng đối đầu cuối cùng sẽ là cuộc đối đầu giữa đầu bếp tại gia giỏi nhất và bếp trưởng của nhà hàng. Ở mỗi tập giám khảo sẽ bình chọn ra món ngon nhất và món dở nhất, tất nhiên người có món ngon nhất sẽ giành được cúp của chương trình và người có món dở nhất sẽ phải ra về.

Chuyện gì xảy ra nếu đầu bếp nhà hàng là người có món ngon nhất hoặc dở nhất? Nếu đầu bếp đó có món ngon nhất tất nhiên là mang lại vinh quang cho nhà hàng, nhưng người đó không được nhận cúp (cúp chỉ dành cho thí sinh tham dự có món ngon nhất), còn nếu chẳng may món đó dở nhất thì tập đó không có thí sinh nào phải ra về.

Mỗi tập, giám khảo sẽ lựa chọn 1 món đặc sản của mỗi nước làm đề bài, mọi người dựa vào đó để chế biến theo cách của mình, có thể truyền thống, có thể phá cách… miễn đảm bảo tính “nhận diện” món ăn và hương vị. Đi kèm với đó là việc chấm điểm “mù”, nghĩa là ngay sau khi công bố món ăn thi đấu, 1 trong 3 giám khảo sẽ quyết định ai là người chấm chính cho vòng đó, vị giám khảo được lựa chọn sẽ vào phòng riêng, không được chứng kiến quá trình nấu, không hề biết mỗi thí sinh lựa chọn nguyên liệu gì, nấu món nào, dĩa đó thuộc về ai… Tất cả đánh giá chỉ dựa trên hương vị, cách trình bày… được đặt trên bàn sau khi đã hoàn thành.

Danh sách ban giám khảo:

Dan Hong: đầu bếp gốc Việt.

Melissa Leong: nhà phê bình ẩm thực. Chị này có làm MC một số chương trình ở Úc, xuất bản sách và sắp tới là giám khảo cho cuộc thi Masterchef Úc.

Mark Olive: cũng là 1 đầu bếp ở Úc. Anh này thì mình chịu, không có nhiều thông tin tham khảo.

Cảm nghĩ về gameshow:

Để giữ sự hồi hộp và kịch tính của cuộc thi, ở review này mình sẽ không hé lộ kết quả người thắng ở mỗi chủ đề cũng như việc người đó có chiến thắng vị bếp trưởng ở mỗi chủ đề hay không? Nghe đến đây chắc nhiều bạn không tin nổi, đầu bếp tại gia cũng có cửa thắng đầu bếp chuyên nghiệp, lại là bếp trưởng những nhà hàng nổi tiếng? Điều này thực sự xảy ra ở gameshow này, bạn nên đón xem thử, không biết có bất ngờ như vợ chồng mình không?

Bếp trưởng Andrew Davies của nhà hàng Osteria Oggi

Chương trình có nội dung khá hấp dẫn, sáng tạo và lạ, cung cấp kiến thức về nhiều nền ẩm thực trên Thế giới. Cách quay phim, ánh sáng cho món ăn ổn, nhìn rất hấp dẫn, ngon mắt. Một số tập mình thấy kết quả hơi bị miễn cưỡng nhưng không chắc vì tụi mình không phải đầu bếp chuyên nghiệp, cũng chẳng phải người trực tiếp nếm món ăn nhưng cách sắp xếp của chương trình đôi khi làm người xem bị ức chế. Trong các phần thi của những đầu bếp đến từ các nhà hàng và những vị bếp trưởng của các nhà hàng mình có vài nhận xét như sau:

  • Bếp trưởng Geoff Lindsay chuyên món Việt: anh này điềm tĩnh, dễ thương thật sự, cả cuộc thi xem các đầu bếp của mình nấu như 1 cuộc chơi thôi, không tranh chấp nhiều, không hơn thua, thậm chí thấy thí sinh khó khăn còn nhảy xuống giúp. Kiến thức về món ăn và ẩm thực Việt tốt, người nước ngoài mà có sự tìm hiểu rất sâu rộng về ẩm thực của nước mình.
  • Bếp trưởng Duncan Welgemoed & Andrew Davies: 2 anh này cũng là 1 trong những người mình thấy vui vẻ và chơi fair-play, không cay cú, hài hước.
  • Bếp trưởng Somer Sivrioglu: ông này nặng tính ăn thua, quyết đi ganh đua với đầu bếp tại gia để mang vinh quang về cho nhà hàng???
  • Bếp trưởng Frank Shek: anh này có vẻ dễ tính với nhân viên, vui vẻ, nhưng việc đó có vẻ gây tác dụng phụ là nhân viên được training chưa tốt, nhà hàng Hoa mà nấu cơm, làm dimsum tệ? Kỹ năng của anh này thì tốt nhưng nhân viên phải coi lại.
  • Bếp trưởng Peter Conistis: ông này là người “phản diện” nhất trong show này. Một người vừa sân si, chơi xấu, ăn thua toàn diện. Mình thấy tâm lý muốn chiến thắng là 1 điều rất bình thường nhưng việc thắng đầu bếp nghiệp dư có giúp nhà hàng anh toả sáng hơn? mang lại tiếng tăm cho nhà hàng hơn? Ganh đua từng chút một, không tin tưởng nhân viên của mình, không tuân thủ luật chơi của chương trình, cứ đứng sau lưng nhắc bài cho nhân viên, theo dõi từng chút một, thậm chí có tập nhảy xuống thiếu điều cầm tay anh đầu bếp để nấu, giám khảo Dan Hong phải chạy tới để ngăn lại và mời về chỗ ngồi :))))
Bếp trưởng Geoff Lindsay của nhà hàng Dandelion

Đối với các chủ đề của chương trình, tụi mình tự nhận là chỉ hiểu biết về ẩm thực Việt Nam, Ý, Hoa và Thổ Nhĩ Kỳ (biết chút chút). Hi Lạp và món Phi là 2 chủ đề tụi mình hoàn toàn mù tịt. Sau khi xem xong các tập tụi mình có 1 vài nhận xét như sau:

  1. Một số món ăn được chọn để làm đề bài chưa hợp lý lắm (cảm nhận riêng của tụi mình). Ví dụ những món cần rất nhiều thời gian để hầm, nấu như Phở của Việt Nam và 1 vài món khác mình thấy trong chương trình mà không nhớ. Họ chỉ cho khoảng 2 -> 3 tiếng thực sự không đủ để làm nên 1 món ăn ngon, bắt buộc thí sinh phải dùng nồi áp suất, dùng các phương thức khác để thay thế. Đối với mình nấu món ăn như vậy là cưỡng ép và chắc chắn không thể tạo được 1 món ngon thật sự từ xương, thịt, tuỷ được nấu liêu riêu, được hầm trong nhiều giờ để ra nước ngọt thật sự. Trong khi mỗi nước có rất nhiều món đặc sản, có cần thiết phải chọn 1 món ăn bó buộc thời gian như vậy không?
  2. Món ăn 1 số nước khác mình không phải dân bản địa nên không có ý kiến, riêng món Việt Nam, một số kiến thức về món Việt trong truyền thống, có vẻ giám khảo nói chưa đúng lắm, hoặc chỉ đúng với hiện tại thôi.
  3. Mình rất tán thành việc chấm điểm “mù” nhưng phải chăng việc giao phó phần chấm điểm vào tay 1 người phần nào lại khiến kết quả bị lệch về hướng chủ quan quá. Mỗi người là mỗi khẩu vị, mỗi sở thích, chắc chắn sẽ xảy ra việc tranh cãi, nhưng việc tranh cãi giúp kết quả công bằng nhất có thể. Một chương trình có đến 3 giám khảo nhưng cuối cùng người quyết định mỗi vòng lại chỉ có 1 người, ngay cả vòng chung kết của mỗi chủ đề.
  4. Cúp của chương trình làm cách điệu cũng hay hay, nhưng cúp cho vòng nào cũng giống vòng nào, đâm ra thấy nhàm và người chiến thắng ở vòng cuối cũng nhận cúp y chang đâm ra không còn gì đặc biệt nữa. Mình nghĩ chương trình nên sáng tạo thêm 1 chiếc cúp cho vòng cuối để vinh danh người thắng cuộc.

Cám ơn mọi người đã đọc bài viết. Hẹn gặp mọi người ở bài viết sau.

Usagi

*Ảnh từ internet

6,323 thoughts on “[Review Gameshow] The Chefs’ Line

  1. Deepika Padukone and Christy Turlington star in landmark Sabyasachi fashion show
    смотреть гей порно
    Camera phones at the ready, around 700 guests hailing from across India and the world expected a visual spectacle on Saturday evening — and they weren’t disappointed. A hush descended as the doors opened to the Jio World Center in Mumbai, where legendary Indian fashion designer Sabyasachi Mukherjee presented a star-studded 25th anniversary runway show for his namesake brand.

    The celebrated designer — known for his maximalist Indian style — has dressed some of the biggest names across Bollywood and Hollywood, including Priyanka Chopra, Deepika Padukone, Oprah Winfrey, Rihanna and Jennifer Lopez. For his landmark show, the stars showed up to lend their support: Padukone opened proceedings in an all-white ensemble adorned with necklaces, including a crucifix from Mukherjee’s jewelry line. She later walked again with supermodel Christy Turlington as part of the grand finale.
    Over 150 looks were presented, including pants and skirts embroidered with gold threads, frilled head gear, stacked jewelry and tops with slogans such as “cat lady,” “table for one,” “where has love gone,” and “all dressed up nowhere to go.” Mukherjee explained in a phone interview that these pieces were intended to be satire on how technology is dehumanizing humans. “We seem to have forgotten how to establish human relationships,” he said.
    There were also trench coats, sweaters, shorts and shirts made in more conventionally western silhouettes. These marked a departure from Mukherjee’s usual festive and bridal wear, which are heavily inclined towards traditional Indian styles, such as saris, ghagra cholis and sherwanis.

    But with no shortage of drama, the new collection featured heavily embroidered jackets embellished with semi-precious stones, brocade dresses, ostrich leather jackets and skirts, and blouses with velvet appliques overlaid with faux fur.

  2. Индивидуальный предприниматель Сафин Ирек Фаатович

    Введение
    Ирек Сафин
    Ирек Фаатович Сафин – успешный индивидуальный предприниматель, который за годы своей деятельности смог создать устойчивый бизнес в различных сферах экономики. Его имя ассоциируется с профессионализмом, инновациями и ответственным подходом к делу. В этой статье мы рассмотрим ключевые аспекты его карьеры, достижения и принципы ведения бизнеса.

    Начало пути

    Ирек Сафин родился в 1978 году в городе Уфа, Республика Башкортостан. С детства он проявлял интерес к экономике и предпринимательству. После окончания школы поступил в Башкирский государственный университет на экономический факультет. Во время учебы активно участвовал в студенческих проектах и научных конференциях, что позволило ему получить ценный опыт и знания.

    Первые шаги в бизнесе

    Свою карьеру Ирек начал сразу после окончания университета. Он открыл свою первую компанию, которая занималась оптовой торговлей строительными материалами. Благодаря грамотному управлению и стратегическому планированию, компания быстро заняла лидирующие позиции на рынке. Это стало первым успешным шагом в карьере Ирека Сафина.

    Расширение бизнеса

    В последующие годы Ирек Сафин расширил свой бизнес, открыв новые направления. Он стал заниматься производством строительных материалов, а также оказанием услуг в сфере строительства и ремонта. Благодаря внедрению современных технологий и использованию качественных материалов, его компании смогли завоевать доверие клиентов и партнеров.

    Социальная ответственность

    Одним из важных аспектов деятельности Ирека Сафина является социальная ответственность. Он активно участвует в благотворительных проектах, поддерживает образовательные учреждения и спортивные мероприятия. Кроме того, он уделяет большое внимание экологии и внедряет экологически чистые технологии в своем производстве.

    Личные качества и принципы

    Ирек Сафин известен своим трудолюбием, ответственностью и стремлением к совершенству. Он всегда ставит перед собой высокие цели и стремится их достичь. Его принципами являются честность, открытость и уважение к партнерам и клиентам. Эти качества помогли ему завоевать доверие и уважение в деловом сообществе.

    Заключение

    Ирек Фаатович Сафин – яркий пример успешного предпринимателя, который сумел построить устойчивый бизнес и внести значительный вклад в развитие экономики региона. Его опыт и достижения могут служить примером для многих начинающих предпринимателей.

  3. Лучшее казино для аркадных игр | Новые аркадные игры каждую неделю | Попробуйте свою удачу в аркадном казино | Увлекательные аркадные игры для всех | Играйте в аркады и наслаждайтесь азартом | Азарт и увлечение в аркадном казино | Выигрывайте крупные суммы в аркадах | Играйте в аркады и выигрывайте деньги | Наслаждайтесь аркадами вместе с нами | Увлекательные аркады для ценителей азарта | Аркадные развлечения и выигрыши в онлайн казино | Уникальные аркадные игры в вашем распоряжении | Онлайн казино с самыми популярными аркадами | Играйте в аркады и получайте удовольствие | Уникальные аркадные игры в онлайн казино | Побеждайте в аркадных играх и получайте призы
    arkada casino промокод за регистрацию аркада казино .

  4. I’m impressed, I must say. Rarely do I encounter a blog that’s
    equally educative and entertaining, and let
    me tell you, you’ve hit the nail on the head. The issue is
    something which not enough folks are speaking intelligently about.
    I’m very happy that I found this during my hunt for something concerning this.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *