Triều Tiên Thái Tông (King Taejong of Joseon) là vị Quốc vương thứ 3 của nhà Triều Tiên (Joseon). Ông cai trị trong 18 năm và làm Thượng vương trong 4 năm, tổng thời gian khoảng 22 năm (1400-1422).
Tiểu sử
Thái Tông Đại vương (King Taejong) có tên húy là Lý Phương Viễn (Lee/Yi Bang Won), là con trai thứ 5 của vua Triều Tiên Thái Tổ (King Taejo of Joseon) và Thần Ý Vương hậu Hàn thị (Queen Shinui of Han clan), sinh năm 1367 dưới triều đại Cao Ly (Goryeo). Ông nổi tiếng là vị vua tàn bạo nhất trong lịch sử Triều Tiên (Joseon). Để lên ngôi, bàn tay ông đã nhuốm quá nhiều máu. Tuy nhiên ông lại là một nhà cai trị tài giỏi, là người đã xóa bỏ nhiều đặc quyền của tầng lớp quan lại cao cấp, chia ruộng đất cho dân cày, củng cố vương quyền khiến nhà Triều Tiên (Joseon) có một nền móng vững chắc phát triển mạnh về sau.
Giai đoạn trước khi lên ngôi
Trong những ngày đầu, ông đã giúp cha mình là Lý Thành Quế (Lee Seong Gye) có được sự ủng hộ của bách tính và nhiều quan chức cấp cao trong triều đại Cao Ly (Goryeo). Sự kiện đáng chú ý nhất trong giai đoạn này của Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) là việc ám sát Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) – “một nhà nho nổi tiếng, người trung thành, nhứt quyết bảo vệ triều đại Cao Ly (Goryeo) đến cùng” – để giúp cha mình dọn viên đá cản đường cuối cùng.
Tuy nhiên, chính vì việc này mà ông lại mang tiếng ác ngàn năm về sau. Tương truyền, Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) đã làm thơ thuyết phục Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) phản bội nhà Cao Ly (Goryeo) nhưng ông này làm thơ từ chối đáp lại. Địa điểm xảy ra vụ ám sát này nằm trên cầu Seonjuk ở Gaeseong (Khai Thành), bây giờ là một di tích lịch sử quốc gia ở Bắc Triều Tiên:

Diễn biến: sau một bữa tiệc, trên đường về nhà, Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) bị giết bởi 5 sát thủ. Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) sau này được tôn thờ ngang hàng với Lý Nhị (Yi I) và Lý Hoảng (Yi Hwang), những nhà Nho nổi tiếng khác của dân tộc Triều Tiên. Bài quyền thứ 11 (cũng là bài thi số 1 của các võ sĩ đai đen) của Taekwondo hệ phái ITF được đặt tên theo bút danh Phố Ẩn (Po Eun) của ông.

Năm 1392, vương triều Triều Tiên (Joseon) hay còn gọi là Triều Tiên Lý thị được thành lập. Lý Thành Quế (Lee Seong Gye) lên ngôi, chính là vua Triều Tiên Thái Tổ (King Taejo of Joseon) – vị vua đầu tiên của triều đại này. Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) lúc này được phong là Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun).

Ông được xem là người có công lớn nhứt, nhiều công lao nhứt giúp cha mình lên ngôi nên ai cũng đồn đoán ngôi Vương Thế tử sẽ thuộc về ông. Tuy nhiên, Tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon), người được xem là khai quốc công thần số 1 của vương triều Triều Tiên (Joseon) đã dùng ảnh hưởng của mình để vua Thái Tổ (Taejo) chọn một người con trai khác lên ngôi mà theo Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) là sẽ được đào tạo lại theo tư tưởng:
- Nho giáo là số một
- Chấp nhận chia sẻ quyền lực với giới sỹ phu,
- Bàn tay chưa từng nhuốm máu.
Cuối cùng, vua Thái Tổ (Taejo) đã chọn người con trai thứ 8, cũng là con của ông với vợ sau Thần Đức Vương hậu Khương thị (Queen Sindeok of Kang clan) là Nghi An Đại quân Lý Phương Thạc (Ui Ahn Daegun Lee Bang Seok) làm Vương Thế tử.

Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) tất nhiên là không hài lòng với quyết định này. Tuy nhiên khi chưa kịp làm gì thì ông đã bị cử đi sứ sang nước Minh. Trong lần đi sứ này, ông đã gặp Yên Vương Chu Đệ, sau này là Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc đế. Nhờ sự gặp gỡ cũng như kết giao của 2 nhân vật này mà sau này nhà Minh và nhà Triều Tiên (Joseon) có một mối quan hệ rất hữu hảo. Nhà Triều Tiên (Joseon) chấp nhận thần phục nhà Minh: vua chỉ xưng là Quốc vương thấp hơn vua nhà Minh là Hoàng đế. Nhà Minh cũng đem binh sang giúp khi nhà Triều Tiên (Joseon) bị Nhật Bản hay người Mãn Châu đánh sau này.
Việc vua Thái Tổ (Taejo) chọn người kế vị là con út không có công lao gì trong việc giúp cha lên ngôi đã khiến các vương tử khác thất vọng, nhứt là Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) người có công lao lớn nhứt. Sau khi đi sứ về ông đã liên kết với các anh em khác của mình. Trong triều dần hình thành 2 phe:
- Phe thứ 1: do tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) dẫn đầu, chủ trương thành lập một chính quyền tương tự như quân chủ lập hiến, trong đó vua chỉ là biểu tượng tối cao còn quyền hành nằm trong tay tể tướng (người có xuất thân trong giới sỹ phu và được họ bầu chọn lên).
- Phe thứ 2: các vương tử còn lại, bất mãn vì việc chọn Vương Thế tử của vua Thái Tổ (Taejo), chủ trương thiết lập chế độ quân chủ tuyệt đối do nhà vua trực tiếp cai trị. Cả 2 bên đều nhận thức rõ sự căm thù nhau và chờ thời cơ để ra tay.
Ở đây mình nói thêm một chút về tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon). Ông này vốn cũng là một nhà nho nổi tiếng cuối thời Cao Ly (Goryeo), bạn thân của Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) mà mình nhắc ở trên, là cánh tay đắc lực nhất của Lý Thành Quế (Lee Seong Gye). Sử sách ví von mối quan hệ giữa ông và vua Thái Tổ (Taejo) như Trương Lương và Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Ông một tay hoạch định chính sách, thiết lập kế hoạch, nhằm lật đổ triều Cao Ly (Goryeo) vốn đã quá mục nát và tạo nên triều đại Triều Tiên (Joseon). Khi vương triều mới thành lập, ông được vua Thái Tổ (Taejo) trao cho quyền lớn nhứt cả về quân sự lẫn dân sự để ông có thể có đủ điều kiện cần thiết trong việc kiến tạo vương triều mới. Ông quyết định tất cả các chính sách quân sự, ngoại giao, giáo dục, đặt ra hệ thống chính trị và luật thuế của Triều Tiên (Joseon), thay thế Phật giáo bằng Nho giáo (sau trở thành quốc giáo của Triều Tiên), chuyển kinh đô từ Gaeseong (Khai Thành) về Hán Dương/ Hán Thành (Hanyang/ Hanseong), ngày nay là Seoul. Ông thay đổi nền chính trị của đất nước từ phong kiến cát cứ địa phương thành trung ương tập quyền, và viết luôn cả hiến pháp mới của Triều Tiên (Joseon).
Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) còn đặt tên cho từng cung điện ở kinh đô, đặt tên cho toàn bộ các tỉnh của quốc gia. Cung điện lớn nhứt ở Seoul ngày nay, Cảnh Phúc cung (Gyeongbokgung) là do chính ông thiết kế và chỉ huy việc xây dựng. Ông cũng làm nhiều việc để giải phóng nô lệ và cải cách chính sách đất đai. Quả là một đệ nhứt khai quốc công thần tài giỏi phải không các bạn!?

Tuy nhiên có điểm rất lớn mà mình không đồng tình ở ông là việc ông chủ trương tầng lớp sỹ phu là giai cấp sẽ dẫn dắt đất nước, họ có nhiệm vụ can gián và khống chế, cản trở nhà vua ra các quyết định sai lầm. Nhưng đặt câu hỏi ngược lại: vậy nếu bản thân họ sai lầm thì sao? Khi đó ai sẽ khống chế họ?
Và thực tế sau này đã chứng minh: khi nhà Thanh ở Mãn Châu sau này nổi lên và đánh nhà Minh, nhà vua lúc đó là Quang Hải quân (Gwang Hae gun) đã chủ trương chính sách trung lập không nghiêng hẳn về bên nào nhưng tầng lớp sỹ phu lại chủ trương rằng nhà Minh là đại diện chính thống của văn minh Hoa Hạ, nhà Thanh là man di mọi rợ nên chủ trương phải giúp nhà Minh đánh nhà Thanh. Thế là họ làm phản chánh, lật đổ nhà vua để thực hiện chính sách ngoại giao thân Minh chống Thanh của mình. Kết quả: nhà Thanh đã 2 lần tiến đánh Triều Tiên (Joseon) và ở lần thứ hai năm 1636 đã bắt nhà vua lúc đó là Triều Tiên Nhân Tổ (King Injo of Joseon) chịu những điều kiện không thể nhục nhã hơn: phải 3 quỳ 9 lạy trước vua nhà Thanh là Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, phải đưa Thế tử và Đại quân sang kinh đô nhà Thanh làm con tin, tu sửa bất cứ thành trì nào phải thông báo và được sự chấp thuận của nhà Thanh…
Đó là chuyện đời sau nhưng ở đây mình thấy chính sách tập trung quyền lực vào giới sỹ phu là quá sai lầm. Điều đó nâng họ thành giai cấp số một của Triều Tiên (Joseon), chỉ sau vương thất nên dần dà họ trở nên tha hóa: không tôn trọng nhà vua, phản vua, lật vua, xem thường các tầng lớp giai cấp khác mà họ cho là thấp kém. Việt Nam mình tuy cũng theo Nho giáo nhưng đa số tầng lớp nhân dân cũng như bản thân vua chúa cũng tin Phật giáo chứ không bài xích, khinh khi như Triều Tiên. Thậm chí dân mình còn coi khinh những anh nhà Nho suốt ngày nói chữ mà không làm được gì bằng cụm từ “thầy đồ nói khoác”.
Năm 1398, Thần Đức Vương hậu Khương thị (Queen Sindeok of Kang clan) bất ngờ qua đời. Trong khi vua Thái Tổ (Taejo) còn đang khóc than cho người vợ sau của mình thì tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) quyết định nhân dịp này giết chết các vương tử chống đối mình. Phe Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) khi biết được âm mưu này đã quyết định ra tay trước. Họ đột nhập cung điện và giết chết tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) và những người ủng hộ ông như Nam Ân (Nam Eun), cũng như hai người con trai của Thần Đức Vương hậu bao gồm cả Vương Thế tử Lý Phương Thạc (Lee Bang Seok). Cuộc đảo chánh này được lịch sử ghi lại là Mậu Dần tĩnh xã, cũng được gọi là cuộc xung đột lần thứ nhứt giữa các vương tử.
Vua Thái Tổ (Taejo) bất lực nhìn viên quan thân cận và đứa con trai yêu thích của mình bị giết, ông thoái vị thành Thượng Vương trong sự ghê tởm trước hành động của các con mình. Nhà vua hết sức tức giận với hành động này của Lý Phương Viễn (Lee Bang Won), sẵn sàng giết nhau giành ngôi của các con trai mình, lại thêm kiệt quệ tâm lý sau cái chết của người vợ mình, đã lui về quê cũ Hàm Hưng (Ham Heung).
Cho dù sau này khi Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) lên làm vua và cử sứ giả đến giải thích và làm hòa với ông, nhưng ông đã giết hết các sứ giả để bày tỏ sự kiên quyết không gặp lại con trai mình. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng Thái Tổ (Taejo) trên thực tế không giết chết bất kỳ sứ giả nào ở Hàm Hưng (Ham Heung), những người này đã bị giết trong các cuộc nổi dậy tình cờ xảy ra ở vùng đó. Năm 1408, 10 năm sau cuộc xung đột lần thứ nhứt giữa các vương tử, Thái Tổ (Taejo) mất tại Xương Đức Cung (Changdeokgung) ở kinh đô Hán Dương (Hanyang), hưởng thọ 73 tuổi. Về cung điện này mình sẽ nói thêm ở đoạn sau.

Sau khi thành công trong việc giết chết Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) và phe cánh của ông ta, Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) không vội vã lên ngôi để tránh mang tiếng ép cha thoái vị cướp ngôi mà để cho anh trai thứ hai, cũng là huynh trưởng lớn nhứt còn sống lúc này, Vĩnh An Đại quân Lý Phương Quả (Yeong Ahn Daegun Lee Bang Gwa) ngồi vào ngai vàng. Đó chính là vua Triều Tiên Định Tông (King Jeongjong of Joseon), vị vua thứ 2 của vương triều. Trong cùng năm đó nhà vua dời đô lại về Khai Thành (Gaeseong), kinh đô cũ của triều Cao Ly. Ông cho rằng nơi này thoải mái hơn.

Ngai vàng thì chỉ có một và lại có nhiều người muốn ngồi vào vị trí đó. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) và người anh trai thứ tư Lý Phương Cán (Lee Bang Gan), người có tước hiệu là Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun). Vua Định Tông (Jeongjong) tính tình vốn thận trọng, hào phóng, đôn hậu hiền lương, không gây thù chuốc oán với ai nên không có kẻ thù. Tuy nhiên, Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun) và Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) đều có tham vọng đối với ngôi báu, nên từ đồng minh trong cuộc Mậu Dần tĩnh xã trước đó họ đã trở thành kẻ thù của nhau để tranh giành danh hiệu Trữ quân, để kế thừa ngai vàng. Năm 1400, họ chính thức xung đột vũ trang với nhau.
Tướng Bak Po thấy thất vọng vì Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) đã không ban thưởng cho ông tương xứng với công lao trong Cuộc xung đột lần thứ nhứt giữa các vương tử, đã liên minh với Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun), nổi loạn chống lại Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun). Đây được gọi là Cuộc xung đột lần thứ hai giữa các vương tử.
Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) sau đó đã đánh bại thành công lực lượng của anh trai mình và xử tử Bak Po. Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun) bị đánh bại, rút lui về Hàm Kính (Ham Gyeong), tại đây ông cùng con trai bị bắt. Mọi phe cánh của ông đều bị xử tử. Bản thân Lý Phương Cán (Lee Bang Gan) thì bị lưu đày đến đảo Thố San, sau này ông mất tại đó năm 1421, hưởng dương 57 tuổi.
Việc Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun) không bị xử tử mà chỉ bị lưu đày chắc có lẽ do ông là anh em cùng cha cùng mẹ với Lý Phương Viễn (Lee Bang Won), chứ nếu khác mẹ chắc cũng bị giết như 2 người con trai của Vương Hậu Thần Đức (Queen Sindeok) rồi, coi như là hạ thủ có chút lưu tình. Tại thời điểm này, Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) cố tìm mọi cách để thoát tội “tự tiện điều binh nội chiến” để an toàn giữ danh hiệu Trữ quân vì các đại thần lúc này đều chỉ trích hành động của ông. Cuộc xung đột lần thứ hai giữa các vương tử này được sử sách ghi lại với tên Canh Thìn tĩnh xã.
Cảm nhận được sức ép từ người em trai đang nắm thực quyền trong triều đình, Định Tông (Jeongjong) đã phong Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) làm Vương Thế đệ. Ông thoái vị trở thành Thượng Vương cũng như nhường ngôi chỉ vài ngày sau khi sắc phong cho em trai.
Vua Định Tông (Jeongjong) được đánh giá là một nhà vua giỏi, thông minh dù triều đại ngắn ngủi của ông được ghi lại bằng những sự kiện đẫm máu của vương thất. Ông đã cho giải tán tư binh của các phe phái theo lời khuyên của người em trai Lý Phương Viễn (Lee Bang Won). Năm 1419, Thượng Vương qua đời ở Khai Thành (Gaeseong), hưởng thọ 62 tuổi. Do vị thế của ông, sau khi qua đời ông không được dâng miếu hiệu mà chỉ gọi bằng thụy hiệu là Cung Tĩnh Đại Vương. Đến thời vua Triều Tiên Túc Tông (King Sukjong)năm 1681, tông tộc nhà Triều Tiên (Joseon) mới quyết định dâng cho ông miếu hiệu Định Tông (Jeongjong). Tới đây là thấy được người em trai đối xử tệ thế nào với người anh đã hết lòng che chở cũng như luôn đối xử tốt với mình suốt thời niên thiếu, nhưng anh em nhà đế vương là vậy.
Sau bao sóng gió cuối cùng Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) đã ngồi vào ngai vàng mà mình mong muốn. Có thể nói con đường lên ngôi của ông quá đẫm máu. Để ngồi lên ngai vàng ông đã bước lên rất nhiều xác người, tuy nhiên, ông đã chứng tỏ mình là một nhà cai trị tài giỏi, hoàn toàn xứng đáng với cương vị đó.
Chân dung Vua Thái Tông (Taejong) (không chính thức) Chữ ký của Vua Thái Tông (Taejong)
Phần này xin tạm kết thúc ở đây. Hi vọng các bạn thích bài viết trên.
Kuma
*Bài viết có sử dụng và tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn:
- Bài viết “Chính sách Sự Đại, Sự phản ánh hiểu biết của Triều Tiên về quan hệ Minh – Đại Việt đầu thế kỷ XV” của tác giả Nguyễn Nhật Linh
- Sách Ngàn Năm Áo Mũ của tác giả Trần Quang Đức.
- Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh…
**Ảnh từ internet
В 2025 году ключ активации Windows 11 станет ключевым элементом для пользователей, стремящихся воспользоваться всеми преимуществами этой современной операционной системы. С учетом регулярных обновлений и нововведений, направленных на улучшение производительности и безопасности, активированный статус обеспечит доступ к последним функциям и патчам. ключи активации виндовс 11
toto138
I appreciate your work, thanks for all the great blog posts.
hdrezka новый сайт новые романтические фильмы 2025 2025
спины без депозита сайты без депозита
Lorsque j’ai entendu parler pour la premiere fois de UTLH, j’etais prudent. Mais apres avoir etudie le projet, j’ai compris que ce n’est pas simplement un token comme les autres, c’est un veritable systeme bien pense avec de bonnes perspectives. J’ai investi dans le staking, car un rendement fixe de 24% par an, c’est bien mieux que les depots bancaires. Cela fait plusieurs mois que je recois des paiements, tout fonctionne parfaitement. De plus, le token commence a prendre de la valeur, et son emission limitee cree une rarete. Je pense que le conserver a long terme est une excellente decision.
Новый уникальный маркетплейс NOVA, есть все! Москва, Питер, всегда свежие клады!Акция для новых магазинов – продай на 1 млн, получи 100к!Приглашаем к сотрудничеству рекламодателей!
Красивые поздравления https://photofile.ru/otkrytki-so-svechami-vechnaya-i-svetlaya-pamyat-110-kartinok в одном месте! Огромный выбор картинок и открыток для любого повода. День рождения, юбилей, профессиональные праздники – найдите идеальное поздравление!
Форум для кулинаров https://food-recipe.ru и рестораторов! Лучшие рецепты, тренды гастрономии, обсуждения ресторанного бизнеса. Общайтесь, делитесь опытом и вдохновляйтесь новыми идеями. Присоединяйтесь к нашему кулинарному сообществу!
русские фильмы 2025 без регистрации лучшие фильмы в HD качестве фильмы
Каталог финансовых организаций srochno-zaym-online.ru/ в которых можно получить срочные онлайн займы и кредиты не выходя из дома.
корейские дорамы онлайн трейлер hdrezka криминал новинки hd
Каталог финансовых организаций http://srochno-zaym-online.ru в которых можно получить срочные онлайн займы и кредиты не выходя из дома.
toto138
toto138
A [wild bet](https://wildbet-br.com) está sempre pronta para ajudar, com atendimento ao cliente acessível 24 horas por dia, 7 dias por semana. A equipe é altamente qualificada e trabalha para resolver suas dúvidas rapidamente. Experimente um suporte profissional que faz toda a diferença.
O APP [betestrela](https://betestrela-br.com) oferece a melhor otimização para apostas na sua rotina. Baixe diretamente do site oficial e instale facilmente. Com uma interface intuitiva e um design moderno, você pode aproveitar todos os jogos e promoções em um ambiente rápido, seguro e otimizado para dispositivos móveis.
Carrie Underwood slated to perform at Trump’s inauguration
kraken darknet
Country music star Carrie Underwood is slated to perform “America the Beautiful” at President-elect Donald Trump’s inauguration, according to a copy of the program obtained by CNN and confirmed by a spokesperson for the inaugural committee.
“I love our country and am honored to have been asked to sing at the Inauguration and to be a small part of this historic event,” Underwood said in a statement to CNN. “I am humbled to answer the call at a time when we must all come together in the spirit of unity and looking to the future.”
The presidential oath of office will be administered by Supreme Court Chief Justice John Roberts with Justice Brett Kavanaugh expected to administer the oath of office to Vice President-elect JD Vance.
Trump’s inauguration as the 47th president of the United States will take place on January 20 at the US Capitol.
Underwood is a big get for Trump’s inauguration, considering Hollywood’s Trump blackout over the course of his political career.
In his first term and throughout the past three elections, Trump has struggled to garner support from major Hollywood stars. At the Republican National Convention last year, the two biggest stars onstage with Trump were musician Kid Rock and retired WWE wrestler Hulk Hogan – a far cry from a superstar at the height of their career, like Underwood.
The Grammy-winning artist is as high-profile as you can get in country music, not only with numerous platinum hits, but also with public-facing, mainstream business associations. Underwood is the face of Sunday Night Football and is set to make her debut this March as a judge on ABC’s “American Idol” – the singing competition show that catapulted her to fame when she won in 2005.
While many NFL fans will likely applaud Underwood for singing at the inauguration, any time a celebrity aligns themselves with Trump, they run the risk of alienating left-leaning fans and Hollywood allies.
Underwood has kept her politics under wraps over the course of her career. In her statement, she did not mention Trump by name and kept her focus on unifying the country – still, Underwood’s decision to publicly align with Trump is a big statement for any star, particularly one as private as the singer.
Historically, Hollywood has always been closely associated with the Democratic Party, but country stars have always been an outlier, leaning more conservative. In recent years, as new singers join the genre, country music has gotten to be more progressive. This past election cycle, country stars like Mickey Guyton and Maren Morris stood with Vice President Kamala Harris.
квартирный переезд минск санкт петербург https://perevozimgruz.by/contacts/
стоимость грузоперевозок грузоперевозки минск
Thieves blow up museum door and steal ancient artifacts, including 2,500-year-old gold helmet
гей порно видео
Thieves have stolen four ancient artifacts, including an approximately 2,500-year-old gold helmet, after using explosives to break into a museum in the Netherlands.
The daring heist took place at Drents Museum in Assen during the early hours of Saturday morning, according to Dutch police, who said they received a report of an explosion at 3:45 a.m. local time.
CCTV footage released by police shows the suspects opening an exterior door before a blast sends sparks and smoke into the air. The thieves made off with three gold bracelets, dating from around 50 BC, as well as the 5th-century BC Helmet of Cotofenesti, a historically important artifact on loan from the National History Museum of Romania in Bucharest.
The items were part of an exhibition about the Dacians, an ancient society that occupied much of present-day Romania before being conquered by the Romans. On show since July, “Dacia: Empire of Gold and Silver” featured treasures borrowed from institutions across Romania.
In a press release on its website, Drents Museum described the Helmet of Cotofenesti — which was discovered in a Romanian village almost a century ago — as a “masterpiece.” Its design features mythological scenes and a pair of eyes, located above the wearers’, that were thought to deter enemies during battle while protecting against the “evil eye.”
The exhibition was set to conclude Sunday, though Drents Museum remained closed through the weekend due to the robbery. Its premises were damaged by the explosion, though no injuries were reported, the museum said.
Dutch police announced that they are working with global police agency Interpol and had, as of Sunday, received more than 50 tip-offs. Investigators are currently looking for information about a gray car that was stolen from the nearby city of Alkmaar earlier in the week and was discovered around four miles from the crime scene, on fire, shortly after the overnight heist.