Triều Tiên Thái Tông (King Taejong of Joseon) là vị Quốc vương thứ 3 của nhà Triều Tiên (Joseon). Ông cai trị trong 18 năm và làm Thượng vương trong 4 năm, tổng thời gian khoảng 22 năm (1400-1422).

Tiểu sử

Thái Tông Đại vương (King Taejong) có tên húy là Lý Phương Viễn (Lee/Yi Bang Won), là con trai thứ 5 của vua Triều Tiên Thái Tổ (King Taejo of Joseon) và Thần Ý Vương hậu Hàn thị (Queen Shinui of Han clan), sinh năm 1367 dưới triều đại Cao Ly (Goryeo). Ông nổi tiếng là vị vua tàn bạo nhất trong lịch sử Triều Tiên (Joseon). Để lên ngôi, bàn tay ông đã nhuốm quá nhiều máu. Tuy nhiên ông lại là một nhà cai trị tài giỏi, là người đã xóa bỏ nhiều đặc quyền của tầng lớp quan lại cao cấp, chia ruộng đất cho dân cày, củng cố vương quyền khiến nhà Triều Tiên (Joseon) có một nền móng vững chắc phát triển mạnh về sau.

Giai đoạn trước khi lên ngôi

Trong những ngày đầu, ông đã giúp cha mình là Lý Thành Quế (Lee Seong Gye) có được sự ủng hộ của bách tính và nhiều quan chức cấp cao trong triều đại Cao Ly (Goryeo). Sự kiện đáng chú ý nhất trong giai đoạn này của Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) là việc ám sát Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) – “một nhà nho nổi tiếng, người trung thành, nhứt quyết bảo vệ triều đại Cao Ly (Goryeo) đến cùng” – để giúp cha mình dọn viên đá cản đường cuối cùng.

Tuy nhiên, chính vì việc này mà ông lại mang tiếng ác ngàn năm về sau. Tương truyền, Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) đã làm thơ thuyết phục Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) phản bội nhà Cao Ly (Goryeo) nhưng ông này làm thơ từ chối đáp lại. Địa điểm xảy ra vụ ám sát này nằm trên cầu Seonjuk ở Gaeseong (Khai Thành), bây giờ là một di tích lịch sử quốc gia ở Bắc Triều Tiên:

Cầu Seonjuk

Diễn biến: sau một bữa tiệc, trên đường về nhà, Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) bị giết bởi 5 sát thủ. Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) sau này được tôn thờ ngang hàng với Lý Nhị (Yi I) và Lý Hoảng (Yi Hwang), những nhà Nho nổi tiếng khác của dân tộc Triều Tiên. Bài quyền thứ 11 (cũng là bài thi số 1 của các võ sĩ đai đen) của Taekwondo hệ phái ITF được đặt tên theo bút danh Phố Ẩn (Po Eun) của ông.

Chân dung Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju)

Năm 1392, vương triều Triều Tiên (Joseon) hay còn gọi là Triều Tiên Lý thị được thành lập. Lý Thành Quế (Lee Seong Gye) lên ngôi, chính là vua Triều Tiên Thái Tổ (King Taejo of Joseon) – vị vua đầu tiên của triều đại này. Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) lúc này được phong là Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun).

Chân dung Vua Thái Tổ (Taejo)

Ông được xem là người có công lớn nhứt, nhiều công lao nhứt giúp cha mình lên ngôi nên ai cũng đồn đoán ngôi Vương Thế tử sẽ thuộc về ông. Tuy nhiên, Tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon), người được xem là khai quốc công thần số 1 của vương triều Triều Tiên (Joseon) đã dùng ảnh hưởng của mình để vua Thái Tổ (Taejo) chọn một người con trai khác lên ngôi mà theo Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) là sẽ được đào tạo lại theo tư tưởng:

  • Nho giáo là số một
  • Chấp nhận chia sẻ quyền lực với giới sỹ phu,
  • Bàn tay chưa từng nhuốm máu.

Cuối cùng, vua Thái Tổ (Taejo) đã chọn người con trai thứ 8, cũng là con của ông với vợ sau Thần Đức Vương hậu Khương thị (Queen Sindeok of Kang clan) là Nghi An Đại quân Lý Phương Thạc (Ui Ahn Daegun Lee Bang Seok) làm Vương Thế tử.

Chân dung của Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon)

Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) tất nhiên là không hài lòng với quyết định này. Tuy nhiên khi chưa kịp làm gì thì ông đã bị cử đi sứ sang nước Minh. Trong lần đi sứ này, ông đã gặp Yên Vương Chu Đệ, sau này là Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc đế. Nhờ sự gặp gỡ cũng như kết giao của 2 nhân vật này mà sau này nhà Minh và nhà Triều Tiên (Joseon) có một mối quan hệ rất hữu hảo. Nhà Triều Tiên (Joseon) chấp nhận thần phục nhà Minh: vua chỉ xưng là Quốc vương thấp hơn vua nhà Minh là Hoàng đế. Nhà Minh cũng đem binh sang giúp khi nhà Triều Tiên (Joseon) bị Nhật Bản hay người Mãn Châu đánh sau này.

Việc vua Thái Tổ (Taejo) chọn người kế vị là con út không có công lao gì trong việc giúp cha lên ngôi đã khiến các vương tử khác thất vọng, nhứt là Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) người có công lao lớn nhứt. Sau khi đi sứ về ông đã liên kết với các anh em khác của mình. Trong triều dần hình thành 2 phe:

  1. Phe thứ 1: do tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) dẫn đầu, chủ trương thành lập một chính quyền tương tự như quân chủ lập hiến, trong đó vua chỉ là biểu tượng tối cao còn quyền hành nằm trong tay tể tướng (người có xuất thân trong giới sỹ phu và được họ bầu chọn lên).
  2. Phe thứ 2: các vương tử còn lại, bất mãn vì việc chọn Vương Thế tử của vua Thái Tổ (Taejo), chủ trương thiết lập chế độ quân chủ tuyệt đối do nhà vua trực tiếp cai trị. Cả 2 bên đều nhận thức rõ sự căm thù nhau và chờ thời cơ để ra tay.

Ở đây mình nói thêm một chút về tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon). Ông này vốn cũng là một nhà nho nổi tiếng cuối thời Cao Ly (Goryeo), bạn thân của Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong Ju) mà mình nhắc ở trên, là cánh tay đắc lực nhất của Lý Thành Quế (Lee Seong Gye). Sử sách ví von mối quan hệ giữa ông và vua Thái Tổ (Taejo) như Trương Lương và Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Ông một tay hoạch định chính sách, thiết lập kế hoạch, nhằm lật đổ triều Cao Ly (Goryeo) vốn đã quá mục nát và tạo nên triều đại Triều Tiên (Joseon). Khi vương triều mới thành lập, ông được vua Thái Tổ (Taejo) trao cho quyền lớn nhứt cả về quân sự lẫn dân sự để ông có thể có đủ điều kiện cần thiết trong việc kiến tạo vương triều mới. Ông quyết định tất cả các chính sách quân sự, ngoại giao, giáo dục, đặt ra hệ thống chính trị và luật thuế của Triều Tiên (Joseon), thay thế Phật giáo bằng Nho giáo (sau trở thành quốc giáo của Triều Tiên), chuyển kinh đô từ Gaeseong (Khai Thành) về Hán Dương/ Hán Thành (Hanyang/ Hanseong), ngày nay là Seoul. Ông thay đổi nền chính trị của đất nước từ phong kiến cát cứ địa phương thành trung ương tập quyền, và viết luôn cả hiến pháp mới của Triều Tiên (Joseon).

Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) còn đặt tên cho từng cung điện ở kinh đô, đặt tên cho toàn bộ các tỉnh của quốc gia. Cung điện lớn nhứt ở Seoul ngày nay, Cảnh Phúc cung (Gyeongbokgung) là do chính ông thiết kế và chỉ huy việc xây dựng. Ông cũng làm nhiều việc để giải phóng nô lệ và cải cách chính sách đất đai. Quả là một đệ nhứt khai quốc công thần tài giỏi phải không các bạn!?

Cảnh Phúc Cung (Gyeongbokgung)

Tuy nhiên có điểm rất lớn mà mình không đồng tình ở ông là việc ông chủ trương tầng lớp sỹ phu là giai cấp sẽ dẫn dắt đất nước, họ có nhiệm vụ can gián và khống chế, cản trở nhà vua ra các quyết định sai lầm. Nhưng đặt câu hỏi ngược lại: vậy nếu bản thân họ sai lầm thì sao? Khi đó ai sẽ khống chế họ?

Và thực tế sau này đã chứng minh: khi nhà Thanh ở Mãn Châu sau này nổi lên và đánh nhà Minh, nhà vua lúc đó là Quang Hải quân (Gwang Hae gun) đã chủ trương chính sách trung lập không nghiêng hẳn về bên nào nhưng tầng lớp sỹ phu lại chủ trương rằng nhà Minh là đại diện chính thống của văn minh Hoa Hạ, nhà Thanh là man di mọi rợ nên chủ trương phải giúp nhà Minh đánh nhà Thanh. Thế là họ làm phản chánh, lật đổ nhà vua để thực hiện chính sách ngoại giao thân Minh chống Thanh của mình. Kết quả: nhà Thanh đã 2 lần tiến đánh Triều Tiên (Joseon) và ở lần thứ hai năm 1636 đã bắt nhà vua lúc đó là Triều Tiên Nhân Tổ (King Injo of Joseon) chịu những điều kiện không thể nhục nhã hơn: phải 3 quỳ 9 lạy trước vua nhà Thanh là Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, phải đưa Thế tử và Đại quân sang kinh đô nhà Thanh làm con tin, tu sửa bất cứ thành trì nào phải thông báo và được sự chấp thuận của nhà Thanh…

Đó là chuyện đời sau nhưng ở đây mình thấy chính sách tập trung quyền lực vào giới sỹ phu là quá sai lầm. Điều đó nâng họ thành giai cấp số một của Triều Tiên (Joseon), chỉ sau vương thất nên dần dà họ trở nên tha hóa: không tôn trọng nhà vua, phản vua, lật vua, xem thường các tầng lớp giai cấp khác mà họ cho là thấp kém. Việt Nam mình tuy cũng theo Nho giáo nhưng đa số tầng lớp nhân dân cũng như bản thân vua chúa cũng tin Phật giáo chứ không bài xích, khinh khi như Triều Tiên. Thậm chí dân mình còn coi khinh những anh nhà Nho suốt ngày nói chữ mà không làm được gì bằng cụm từ “thầy đồ nói khoác”.

Năm 1398, Thần Đức Vương hậu Khương thị (Queen Sindeok of Kang clan) bất ngờ qua đời. Trong khi vua Thái Tổ (Taejo) còn đang khóc than cho người vợ sau của mình thì tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) quyết định nhân dịp này giết chết các vương tử chống đối mình. Phe Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) khi biết được âm mưu này đã quyết định ra tay trước. Họ đột nhập cung điện và giết chết tể tướng Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) và những người ủng hộ ông như Nam Ân (Nam Eun), cũng như hai người con trai của Thần Đức Vương hậu bao gồm cả Vương Thế tử Lý Phương Thạc (Lee Bang Seok). Cuộc đảo chánh này được lịch sử ghi lại là Mậu Dần tĩnh xã, cũng được gọi là cuộc xung đột lần thứ nhứt giữa các vương tử.

Vua Thái Tổ (Taejo) bất lực nhìn viên quan thân cận và đứa con trai yêu thích của mình bị giết, ông thoái vị thành Thượng Vương trong sự ghê tởm trước hành động của các con mình. Nhà vua hết sức tức giận với hành động này của Lý Phương Viễn (Lee Bang Won), sẵn sàng giết nhau giành ngôi của các con trai mình, lại thêm kiệt quệ tâm lý sau cái chết của người vợ mình, đã lui về quê cũ Hàm Hưng (Ham Heung).

Cho dù sau này khi Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) lên làm vua và cử sứ giả đến giải thích và làm hòa với ông, nhưng ông đã giết hết các sứ giả để bày tỏ sự kiên quyết không gặp lại con trai mình. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng Thái Tổ (Taejo) trên thực tế không giết chết bất kỳ sứ giả nào ở Hàm Hưng (Ham Heung), những người này đã bị giết trong các cuộc nổi dậy tình cờ xảy ra ở vùng đó. Năm 1408, 10 năm sau cuộc xung đột lần thứ nhứt giữa các vương tử, Thái Tổ (Taejo) mất tại Xương Đức Cung (Changdeokgung) ở kinh đô Hán Dương (Hanyang), hưởng thọ 73 tuổi. Về cung điện này mình sẽ nói thêm ở đoạn sau.

Xương Đức Cung (Changdeokgung)

Sau khi thành công trong việc giết chết Trịnh Đạo Truyền (Jeong Do Jeon) và phe cánh của ông ta, Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) không vội vã lên ngôi để tránh mang tiếng ép cha thoái vị cướp ngôi mà để cho anh trai thứ hai, cũng là huynh trưởng lớn nhứt còn sống lúc này, Vĩnh An Đại quân Lý Phương Quả (Yeong Ahn Daegun Lee Bang Gwa) ngồi vào ngai vàng. Đó chính là vua Triều Tiên Định Tông (King Jeongjong of Joseon), vị vua thứ 2 của vương triều. Trong cùng năm đó nhà vua dời đô lại về Khai Thành (Gaeseong), kinh đô cũ của triều Cao Ly. Ông cho rằng nơi này thoải mái hơn.

Hình ảnh Vua Triều Tiên Định Tông (Jeongjong) trong phim “Six Flying Dragons”

Ngai vàng thì chỉ có một và lại có nhiều người muốn ngồi vào vị trí đó. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) và người anh trai thứ tư Lý Phương Cán (Lee Bang Gan), người có tước hiệu là Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun). Vua Định Tông (Jeongjong) tính tình vốn thận trọng, hào phóng, đôn hậu hiền lương, không gây thù chuốc oán với ai nên không có kẻ thù. Tuy nhiên, Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun) và Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) đều có tham vọng đối với ngôi báu, nên từ đồng minh trong cuộc Mậu Dần tĩnh xã trước đó họ đã trở thành kẻ thù của nhau để tranh giành danh hiệu Trữ quân, để kế thừa ngai vàng. Năm 1400, họ chính thức xung đột vũ trang với nhau.

Tướng Bak Po thấy thất vọng vì Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) đã không ban thưởng cho ông tương xứng với công lao trong Cuộc xung đột lần thứ nhứt giữa các vương tử, đã liên minh với Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun), nổi loạn chống lại Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun). Đây được gọi là Cuộc xung đột lần thứ hai giữa các vương tử.

Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) sau đó đã đánh bại thành công lực lượng của anh trai mình và xử tử Bak Po. Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun) bị đánh bại, rút lui về Hàm Kính (Ham Gyeong), tại đây ông cùng con trai bị bắt. Mọi phe cánh của ông đều bị xử tử. Bản thân Lý Phương Cán (Lee Bang Gan) thì bị lưu đày đến đảo Thố San, sau này ông mất tại đó năm 1421, hưởng dương 57 tuổi.

Việc Hoài An Đại quân (Hwi Ahn Daegun) không bị xử tử mà chỉ bị lưu đày chắc có lẽ do ông là anh em cùng cha cùng mẹ với Lý Phương Viễn (Lee Bang Won), chứ nếu khác mẹ chắc cũng bị giết như 2 người con trai của Vương Hậu Thần Đức (Queen Sindeok) rồi, coi như là hạ thủ có chút lưu tình. Tại thời điểm này, Tĩnh An Đại quân (Jeong Ahn Daegun) cố tìm mọi cách để thoát tội “tự tiện điều binh nội chiến” để an toàn giữ danh hiệu Trữ quân vì các đại thần lúc này đều chỉ trích hành động của ông. Cuộc xung đột lần thứ hai giữa các vương tử này được sử sách ghi lại với tên Canh Thìn tĩnh xã.

Cảm nhận được sức ép từ người em trai đang nắm thực quyền trong triều đình, Định Tông (Jeongjong) đã phong Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) làm Vương Thế đệ. Ông thoái vị trở thành Thượng Vương cũng như nhường ngôi chỉ vài ngày sau khi sắc phong cho em trai.

Vua Định Tông (Jeongjong) được đánh giá là một nhà vua giỏi, thông minh dù triều đại ngắn ngủi của ông được ghi lại bằng những sự kiện đẫm máu của vương thất. Ông đã cho giải tán tư binh của các phe phái theo lời khuyên của người em trai Lý Phương Viễn (Lee Bang Won). Năm 1419, Thượng Vương qua đời ở Khai Thành (Gaeseong), hưởng thọ 62 tuổi. Do vị thế của ông, sau khi qua đời ông không được dâng miếu hiệu mà chỉ gọi bằng thụy hiệu là Cung Tĩnh Đại Vương. Đến thời vua Triều Tiên Túc Tông (King Sukjong)năm 1681, tông tộc nhà Triều Tiên (Joseon) mới quyết định dâng cho ông miếu hiệu Định Tông (Jeongjong). Tới đây là thấy được người em trai đối xử tệ thế nào với người anh đã hết lòng che chở cũng như luôn đối xử tốt với mình suốt thời niên thiếu, nhưng anh em nhà đế vương là vậy.

Sau bao sóng gió cuối cùng Lý Phương Viễn (Lee Bang Won) đã ngồi vào ngai vàng mà mình mong muốn. Có thể nói con đường lên ngôi của ông quá đẫm máu. Để ngồi lên ngai vàng ông đã bước lên rất nhiều xác người, tuy nhiên, ông đã chứng tỏ mình là một nhà cai trị tài giỏi, hoàn toàn xứng đáng với cương vị đó.

Phần này xin tạm kết thúc ở đây. Hi vọng các bạn thích bài viết trên.  

Kuma

*Bài viết có sử dụng và tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn:

  • Bài viết “Chính sách Sự Đại, Sự phản ánh hiểu biết của Triều Tiên về quan hệ Minh – Đại Việt đầu thế kỷ XV” của tác giả Nguyễn Nhật Linh
  • Sách Ngàn Năm Áo Mũ của tác giả Trần Quang Đức.
  • Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh…

**Ảnh từ internet

44,136 thoughts on “[Góc Tổng Hợp] Vua Triều Tiên Thái Tông – (P1)

  1. Its like you read my mind! You appear to know so much about this,
    like you wrote the book in it or something.

    I think that you could do with a few pics to drive the message home
    a little bit, but instead of that, this is great blog.
    An excellent read. I will definitely be back.

  2. Good day! I just would like to offer you a big thumbs up for the excellent information you have got here on this post. I will be returning to your blog for more soon.

  3. I truly love your site.. Pleasant colors & theme. Did you develop this amazing site yourself? Please reply back as Iím looking to create my own blog and want to know where you got this from or just what the theme is called. Appreciate it!

  4. How many times a man can release the sperm in a day
    Erectile dysfunction is one of the men’s sexy healthfulness disorders. It is cognized as an ineptitude of men to attain erection during procreant carnal knowledge ordered if they are sexually excited. Other symptoms of ED are, either it remains championing a transitory while or does not befall at all. It is a repeated process. Erectile dysfunction is also called a type of impotence. Powerlessness is a wide point of view and covers many other men’s health reproductive disorders like- too early ejaculation, need of procreative longing, и так далее Erectile dysfunction does not presuppose implicate these problems. All these problems correlated to Erectile dysfunction can be cured with the mitigate of how do i get viagra and other viagra pill cvs medicines.

    Causes
    Erectile dysfunction does not take any well-defined cause. There are uncountable reasons behind its occurrence. It can be- medic reasons, your condition problems, medicines you are entrancing, fervid reasons, etc. Charter out’s deliver a look on ED causes in particular. Erectile dysfunction causes are- consequential blood stress, diabetes, high blood cholesterol, grit diseases (Parkinson’s disability and multiple sclerosis), surgery, subdued hormone levels, lifestyle factors (smoking and drinking) and others (stress, nervousness, a case of the jitters, fear, depression). Aging factors also supervise to ED, but aging in itself is not a cause. Naughty testosterone levels also in some cases command to erectile dysfunction. Side effects caused before medications also net men unfit to save erection.

    But there is nothing to agonize give as treatments are convenient in place of ED. Whole such ready treatment for ED is viagra purple pill.

  5. Пълно изхранване, басейни, SPA зона Тази година отново ще има доста гости от Израел, а също така и от други държави като Румъния и Полша, а Платинум казино са се подготвили за фестивала с най-малко 19 маси. Спешно! Работа: Крупиета за казино – Август 2021 – Нови… bg.jooble.org Работа: Крупиета за казино • Търсене сред 10.700+ актуални предложения за работа в България и в чужбина • Конкурентна заплата • Постоянна, временна заетост … Коментарите за забранени за тази публикация https://zionfvjx875320.kylieblog.com/17687806/безплатна-игра-на-рулетка Как работи едно онлайн казино Специалният бонус за Виртуални спортове се разиграва 6 пъти, за да се освободи, като абсолютно всеки залог на събитие с коефициент не по-малък от 1.50 е валиден за разиграване на бонуса. Печеливши линии Потопи се в играта с нашето Казино на живо. Тук може да играеш Рулетка, Блекджек, Teксас Холдем и други, в компанията на нашите красиви асистентки. Най-известните и често играни онлайн казино игри са виртуалните ротативки. Те изискват най-малко усилия, най-достъпни са като технология и не изискват почти никакъв опит, за да можеш да спечелиш нещо.

Leave a Reply

Your email address will not be published.